Skip to main content
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors

Chương 31

4:20 chiều – 22/07/2024

Anh chàng Trung của chúng ta thì ngủ tưng bừng. Đàn ông sau khi nhịn địt mà được giải tỏa thì thoải mái lắm. Mãi khi cửa văn phòng bị đập mãi Trung mới lồm cồm dậy. Trung lại bắt đầu ngày mới, xử lý những công việc quen thuộc. Nhưng trong anh phới phới một niềm vui nhỏ. Có một cô gái thi thoảng nhìn anh cười, cả hai ý nhị nhìn nhau, thầm kín nhưng đầy vui sướng.

Sung sướng qua đi thì công việc vẫn còn đó, cả một núi. Trung bốc máy gọi cho Bình đầu tiên. Anh vẫn lấn cấn việc của Thảo. Ngoài ra, cũng còn do cái vụ máy công trình. Máy kêu chưa lâu thì Bình nghe điện:

– Tao nghe đây. Có chuyện gì thế.

– Bình à. Mày có nguồn về máy công trình không.

– Máy công trình á. Có đợt về hai cái máy xúc rồi còn gì.

– Tao muốn nhiều hơn, nhiều loại máy hơn. Đợt đó tiêu thụ cũng nhanh còn gì.

– Ừ…nhưng máy đó cần vốn lớn. Tao cũng chưa dám làm nhiều. Nhỡ đâu bị ngâm vốn hay bị kẹt hải quan thì có mà…

– Vốn để tao lo một phần. Tao thấy nhu cầu về máy công trình đang nhiều.

– Ừ, giờ cả nước như đại công trường, chỗ nào chả cần máy. Nhưng nếu bị giữ ở hải quan thì chắc tao chỉ có nước lạy sống mấy thằng cha đó gọi chúng nó bằng bố mất.

Trung trầm ngâm. Đây đúng là vấn đề cốt lõi. Với khả năng kinh doanh của Bình và nhu cầu hiện có thì việc đẩy máy đi không khó. Chỉ có cái khâu hải quan là quan trọng nhất. Trung gõ nhịp vào bàn. Anh bống nghĩ tới ông bố vợ cũ làm cục trưởng bên bộ nông nghiệp. Một ý nghĩ lóe lên trong anh.

– Mày không cần lo. Tao sẽ thử xúc tiến. Có lẽ hơi lằng nhằng chút nhưng có khả năng lo được phía hải quan.

– Vậy thì tốt. Chỉ cần mày lo xong thủ tục thì tao đảm bảo sẽ xử lý nhanh gọn đống hàng.

– Vậy để tao thử xem. Mà mày dạo này ra sao.

– Tao á, vẫn bình thường.

– Vậy…Thảo thế nào. Chúng mày…ra sao.

– Chúng tao thì…cũng chả biết nói thế nào. Nhưng chắc cũng không có gì.

– Mày đã chấm dứt cái trò bệnh hoạn kia chưa thằng chó.

– Trò gì…cái thằng này…yên tâm không cần lo việc đó.

– Tao cảnh cáo mày luôn. Mày mà vẫn còn tiếp tục, rồi làm tổn thương Thảo thì tao và mày không còn gì nữa. Chấm dứt, kể cả cái việc này nữa.

– Rồi…tao biết rồi.

Trung đặt máy xuống rồi thở dài. Anh cũng chỉ biết cảnh cáo suông bạn thôi chứ không thể làm gì được. Ánh mắt của Thảo vẫn như lởn vởn trong đầu Trung làm anh không tập trung được. Đã bao năm rồi, cứ nghĩ tất cả chỉ còn là tình bạn. Nhưng tro tàn âm ỉ, hóa ra anh vẫn còn quan tâm Thảo nhiều đến vậy.

Cửa bị gõ nhẹ. Trung ngẩng đầu nhìn, tạm thoát ra những suy nghĩ vẩn vơ về Thảo. Bác Toàn đi vào, đi theo là chị Ngà.

– Bác và chị ngồi đi.

– Giám đốc gọi chúng tôi đến làm gì đấy.

– Đợi chút, còn anh Hải nữa. Đợi đủ tôi sẽ trình bày.

Hải cũng nhanh chóng trình diện, lấm lem dầu mỡ. Trung đi ra kéo ghế cho Hải ngồi. Anh rót nước đầy lại các cốc rồi nhìn cả ba.

– Tôi mời mọi người lại đây vì một vấn đề mới của công ty. Đó là cổ phần hóa.

– Đó là gì hả giám đốc. Tôi có nghe loáng thoáng trên tivi. Có phải nhà nước bỏ rơi chúng ta không.

Nhìn bác Toàn có vẻ lo lắng, Trung giơ tay trấn an bác. Anh mỉm cười đưa ra tập tài liệu đã chuẩn bị sẵn:

– Cũng không hẳn là bỏ rơi. Vì những người như bác có bảo hiểm hết rồi. Đến tuổi nghỉ hưu là vẫn có lương hưu. Cổ phần hóa nôm na như là nhà nước thoái vốn hoàn toàn hoặc một phần ở các doanh nghiệp. Số cổ phần thoái đó sẽ bán cho các bên khác. Nhà nước sẽ bớt đi mối quan tâm cũng như tiền nuôi các xí nghiệp, lại còn thu lại được một lượng vốn lớn phục vụ việc phát triển các hạng mục quan trọng của đất nước.

– Vậy hóa ra đó chả phải bán xí nghiệp đi à. Rồi người chủ mới liệu đối xử với công nhân chúng tôi ra sao. Sao đang yên đang lành phải cổ phần làm gì hả Trung.

– Chị Ngà yên tâm nghe tôi nói đã. Cổ phần hóa là xu thế và chủ trương của nhà nước, của hệ thống. Đó là điều đúng đắn và quyết tâm chính trị của đảng. Nhà nước không thể nuôi ăn bao nhiêu xí nghiệp hết được. Ngay như xí nghiệp ta, nếu không đi làm quạt thì cũng coi như chờ chết.

– Nhưng giờ có chết đâu. Đang sống sờ sờ đấy thôi. Năm nay kinh doanh được không cần nhà nước nuôi gì cả. Tôi nghĩ có khi còn đóng thuế một khoản kha khá đấy.

– Cô Ngà nói chuẩn đấy. Tôi vẫn không hiểu sao phải cổ phần những doanh nghiệp đang làm ăn được thế này.

Ba người nhao nhao lên nói. Trung để yên cho bọn họ nói hết tâm tư của mình. Chính anh cũng đắn đo. Cổ phần hóa liệu có thành công không. Vì với tài sản của xí nghiệp bây giờ tính ra khá lớn. Nếu bán đi 50% thì ai sẽ nhảy vào. Anh chưa tính được. Nhưng lệnh đã phát, anh phải chuẩn bị cho việc cổ phần. Trung giơ tay ra dấu yên lặng.

– Tôi biết băn khoăn của mỗi người. Nhưng đó là chủ trương của nhà nước rồi. Chúng ta phải tuân theo. Ngoài ra, khi cổ phần hóa thì sẽ ưu tiên bán cổ phần cho công nhân viên nhà máy trước.

– Thế hả Trung. Nghe có vẻ hợp lý đấy. Phải ưu tiên cho công nhân thế chứ.

Bác Toàn vỗ đùi có vẻ khoái trí. Nhưng chị Ngà thì bĩu môi nhìn bác dè bỉu.

– Bác thật là …đúng là già rồi. Nếu cái xí nghiệp này bán đi thì bác mua được mấy mảnh. Sang năm nghe bảo làm đường to rồi. Đất lên giá bác mua được mấy mét.

Bác Toàn nghe chị Ngà nói thì ngẩn ra, mặt cười chán nản. Không khí có vẻ trầm lặng. Trung ngẫm nghĩ rồi hỏi chị Ngà.

– Cái thông tin làm đường chị nghe ở đâu, liệu có đáng tin không.

– Tôi cũng không biết. Nhưng cái phố dưới cách xí nghiệp 1km đã bắt đầu họp tổ dân phố thông báo rồi. Nghe đâu bảo nhà nào cũng bị lấy ít nhất 5m, 3 mét làm đường 2 met làm vỉa hè. Mà nghe đâu sang năm thành phố còn công bố giá đất mới. Lúc đấy có mà bán cả nhà đi mà mua cổ phần. Giám đốc cứ nói thế chứ tôi thấy không khả thi.

Trung cười khổ, đúng là lúc rỗi ngồi thuốc lào trà đá với anh em cũng nghe phong phanh cái vụ làm đường. Trung quay qua bác Toàn:

– Bác Toàn, bác quen biết rộng, có hỏi rõ thông tin quy hoạch vụ đường xá được không.

– Hỏi thì hỏi được. Cái xã này toàn họ hàng với nhau. Thằng địa chính là cháu họ tôi chứ đâu. Để tôi hỏi nó xem sao.

– Bác hỏi rõ cả lịch trình xem thế nào. Tầm nào làm đường. Vì lịch trình là sang năm chúng ta phải cổ phần hóa. Cháu vẫn bảo lưu ý kiến công nhân nhà máy phải đóng góp cổ phần vào. Chỉ có công nhân góp cổ phần vào chính nơi mình làm thì mới lưu luyến, mới tận tâm với nó được.

– Nhưng giờ góp thế nào. Anh em cũng làm gì có ai có mấy tiền mà góp. Mà nhỡ công ty kinh doanh đi xuống thì làm sao.

– Thì giờ nhiệm vụ những người ở đây phải kéo công ty đi lên. Chứ xí nghiệp vào tay những người khác, họ quyết đường hướng lung tung thì mọi người có khi cũng ra đường sớm. Chưa kể nếu làm đường xong thì đất ở đây đất vàng thành đất kim cương, ai chả báu bở cái mảnh đất này.

– Giám đốc dám nói thế có phải đã có đường hướng phỏng. Cậu nói cho chúng tôi xem nào. Nếu được thì chúng tôi sẵn sàng theo. Chưa đi cùng nhau lâu nhưng cả xí nghiệp đều tin giám đốc. Ai cũng biết xí nghiệp sống được như bây giờ đều dựa vào anh cả.

Trung nhìn Hải. Anh đưa nốt ra tài liệu về máy công trình cho bác Toàn và chị Ngà xem.

– Bác và chị xem đi. Cũng không phải tài liệu mật gì. Có cả thống kê nhu cầu dự báo lượng máy móc nước ta cần trong những năm tới. Những máy móc này hiện giờ chúng ta không sản xuất được, chỉ có nhập. Mà chủ yếu là đồ cũ, rất hợp để xí nghiệp ta nhập về. Tôi đã đưa anh Hải một phần tài liệu đọc trước. Giờ chúng ta nhập máy này về liệu có làm được không.

Không chỉ Trung mà cả bác Toàn và chị Ngà đều hướng về Hải. Hải ngồi thẳng người dậy nhìn cả ba dõng dạc:

– Chỉ cần động cơ của nó còn tốt thì gì tôi cũng sửa được. Tôi có hỏi bạn tôi chuyên đánh đồ bên Tàu. Bên đó phụ tùng đồ này rất nhiều. Chúng ta sẽ tận dụng từ những máy cũ xẻ ra. Không có thì sẽ mua phụ tùng bên tàu. Tôi nghĩ có khả thi. Lần trước nhập về hai máy xúc tôi và anh em cũng xem qua rồi. Điều giám đốc nói nằm trong khả năng của chúng ta.

Trung vỗ bàn. Đó là tất cả những gì anh muốn nghe.

– Thế là được rồi. Chỉ cần máy về mà ngon lành, bên đối tác đảm bảo sẽ đẩy hàng nhanh cho chúng ta. Tôi sẽ lo phần thủ tục hải quan. Nhưng quan trọng nhất là vốn. Những máy móc này dù cũ, dù hỏng hóc nhưng vẫn cần rất nhiều tiền, nhiều hơn những máy khâu, tivi, tủ lạnh cũ mà chúng ta đã nhập nhiều.

Đó đúng là một câu hỏi khó. Cả ba người nghe Trung nói thì đều trầm ngâm rơi vào im lặng. Hải là người phá vỡ im lặng, anh dường như là người hứng thú nhất với đống máy móc này.

– Giám đốc đã nói thế thì cũng phải có cách đúng không. Anh nói xem sao. Được thì chúng tôi nghe anh.

Trung nhìn qua hai người còn lại. Cả hai nhìn anh gật đầu răm rắp. Trung cười, cái anh cần là sự đồng thuận.

– Tôi tính thế này. Nếu chỉ để cho bên công ty Bình Thảo nhập về rồi chúng ta sửa chữa thì thứ nhất là cũng không có gì khác biệt so với trước. Thứ hai là lượng máy nhập về cũng không nhiều. Tôi muốn…anh em toàn xí nghiệp góp vốn.

Câu nói của Trung làm bác Toàn làm sánh chén trà ra tay. Chị Ngà đang vân vê cây bút chợt giật mình mặt đầy sửng sốt. Chỉ có Hải mắt sáng lên có vẻ hứng thú. Trung nhìn qua biểu hiện mọi người. Anh bắt đầu với Hải:

– Anh Hải thấy sao.

– Tôi không vấn đề. Tôi cũng rất thích cái mảng máy công trình này. Chỉ sợ mọi người không đồng ý thôi.

– Đúng vậy, mà góp là góp bao nhiêu hả giám đốc. Anh em mới đi làm lại vài tháng thì làm gì có vốn mấy.

Chị Ngà và bác Toàn có vẻ đắn đo. Trung hiểu tâm tư của hai người. Anh đứng lên cầm ấm trà rót nước đầy cho mọi người. Bản thân anh cũng cầm chén trà lên uống trước.

– Giờ cũng gần cuối tháng. Chị Ngà là kế toán thì biết anh em tháng này kiếm được bao nhiêu. Tôi muốn anh em góp vốn chính là tháng lương này. Ai có thêm thì góp thêm. Còn ăn chia thì sẽ căn cứ vào lượng góp mà chia ra. Tiền lần này mọi người góp tôi định…không có trong sổ sách.

Chị Ngà là người đứng dậy trước tiên. Có lẽ vì cái này liên quan đến công việc kế toán của chị. Trung giơ tay bảo chị ngồi xuống.

– Chị Ngà bình tĩnh. Việc này ý của tôi rất rõ ràng. Chúng ta không trộm cắp của nhà nước gì cả. Chỉ là mượn cái tên xí nghiệp thôi. Cũng không phải chúng ta cứ mãi làm thế này. Khoản tiền chung của xí nghiệp chúng ta không chiếm dụng. Tức là giả sử như góp vốn mua máy móc thì vốn của xí nghiệp là một phần, của công ty Bình Thảo là một phần, của anh em công nhân là một phần. Sau này sẽ như vậy, nhưng lần này sẽ gộp cả phần của công ty vào chung của công nhân. Có như vậy lúc chia phần mọi người sẽ được nhiều hơn. Từ đó sẽ là tiền đề để mọi người có vốn. Từ đây đến năm mới khi bắt đầu cổ phần hóa công nhân sẽ có một lượng vốn để mua cổ phần của xí nghiệp, góp phần làm chủ đúng nơi mình làm việc.

– Như thế có sao không giám đốc. Như thế trái với nguyên tắc kế toán.

– Nguyên tắc gì ở đây cơ chứ. Ban đầu lúc tôi đến thì xí nghiệp có gì nào. Đến việc mang xí nghiệp đi vay vốn ngân hàng cũng vô cùng khó, bao nhiêu là thủ tục. Tiền vốn ban đầu của xí nghiệp một phần là tôi lấy từ chính nhà mình, vay mượn khắp nơi mà ra. Những kho xưởng cho thuê, những mặt bằng cho thuê cũng do chúng ta kiếm người thuê, tự sửa chữa hợp đồng. Nhà nước đâu có giúp cái gì. Liệu đó có phải phù hợp với nguyên tắc kế toán.

Chị Ngà thôi không phản đối nữa. Bác Toàn hơi ngần ngừ rồi cũng phát biểu:

– Tôi đã hiểu ý giám đốc. Tôi..tán thành. Dù chưa có thời gian làm lâu với cậu nhưng ánh mắt tôi nhìn người cả đời rồi, không thể sai với cậu được. Tôi sẽ vận động anh em cùng đồng ý với chủ trương. Cũng không thể mãi trông chờ vào cái quạt máy và sửa chữa đống hàng bãi được. Cái máy xúc tôi biết chứ, to lắm. Nhưng một cái máy xúc làm bằng cả chục thợ, có khi còn hơn. Giờ đất nước đang đổi mới, đâu cũng làm đường cũng xây cất, máy móc cần rất nhiều. Chúng ta cũng không thể đóng khung mãi cái xí nghiệp này được, phải bung ra mới sống, mới bắt kịp thời đại được.

– Bác Toàn nói đúng. Cháu cũng ủng hộ. Cháu sẽ về vận động anh em. Riêng cháu bao lâu nay làm ăn riêng cũng tích góp được một chút. Giờ cháu sẽ về đem tất cả cho anh Trung. Chúng ta không thể làng nhàng mãi thế này được. Phải làm ăn to, phải đa ngành đa nghề thì xí nghiệp mới sống được.

Hai người đàn ông đầy khí thế quyết định, chị Ngà đành cười trừ đồng ý. Trung giao tài liệu để mọi người đi photo thêm rồi đem xuống các xưởng. Anh đi ra nhìn xí nghiệp. Nó sẽ không như thế này nữa, mà sẽ thay da đổi thịt. Công nhân có lẽ sẽ không thực sự làm chủ được xí nghiệp. Vì cái đống sắt vụn này đang trú chân trên một mảnh đất màu mỡ, quy ra đó là tiền, rất nhiều tiền. Nhưng ít ra công nhân sẽ có tiếng nói của mình, có thêm vốn, thêm tư hữu khi xí nghiệp được cổ phần. Nhưng Trung sẽ không để cho những người không chung đường, không có lý tưởng phát triển xí nghiệp có chân trong cổ phần. Anh sẽ tự đi tìm đối tác muốn góp cổ phần vào xí nghiệp.

Ý tưởng của Trung gây ra ồn ào đáng kể. Mọi người thảo luận tranh cãi rất hăng. Nhưng có sự ủng hộ triệt để của bác Toàn và Hải thì mọi người dần cũng đồng thuận. Đặc biệt khi Hải báo sẽ đem toàn bộ tiền trong nhà ra ủng hộ Trung, thì không ai phản đối nữa. Một người dám bỏ toàn bộ tiền ra thì phải tin tưởng cỡ nào mới dám làm thế. Hải lại là đội trưởng, nhiều anh em đang làm đây toàn do anh kéo về. Chỉ có cánh già già là hơi bảo thủ. Nhưng bác Toàn đã trấn an rằng cùng lắm họ chỉ mất tháng lương mà thôi. Ai rồi cũng thuận, vì những gì Trung đã làm cho xí nghiệp là không ai phủ nhận được.

Có vài điều bất ngờ nho nhỏ. Đầu tiên là chị Ngà. Cái chị trông lù khù chắc lép thế mà lại đổi gió. Chị kêu là về bàn với chồng, chồng chị thế mà muốn đem một phần tiền trong nhà ra đóng góp. Chị Ngà ấy vậy lại nghe chồng răm rắp mới chết. Trung bật cười khi nghe bác Toàn kể. Anh nhìn chị Ngà đang chổng mông nấu cơm mà đầy cảm tình. Chị là một người sống chỉ vì gia đình, vì chồng, vì con.

Điều bất ngờ nữa là Kiên. Cậu lính trẻ được đẩy vào đây trong khi chưa sắp đặt được chỗ làm ở nơi khác. Nhưng Kiên vậy mà ở lại, không đi nữa. Kiên đem tài liệu Trung phát về cho bố. Ông bố Kiên – ông chủ xưởng nhựa đánh tiếng qua Kiên cũng muốn góp vốn. Trung đồng ý hai tay. Anh chợt nghĩ ra ngay cái xưởng nhựa của bố Kiên. Có lẽ nếu hợp tác dài lâu thì đây cũng là một đối tác thích hợp để góp cổ phần vào xí nghiệp.

Trung cũng không có thời gian lo mấy việc đó. Anh còn phải đi lo các việc khác. Đầu tiên là đi tới siêu thị điện máy chị Hoa giới thiệu. Trung không gọi điện trước theo cardvisit mà tự mình tới siêu thị đặt vấn đề.

Đón tiếp Trung là một cậu trẻ trẻ tầm 30. Cậu ta tên Minh, chính xác là 31 tuổi, đang là trưởng bộ phận bán hàng của siêu thị. Trung cũng đặt vấn đề ngay muốn đưa quạt vào trong siêu thị. Nhưng đúng là nếu không đi đường vòng thì mọi thứ khó hơn Trung nghĩ. Siêu thị đòi hỏi nhiều giấy tờ hơn cái chứng nhận ISO và những giấy tờ xí nghiệp của anh có thể đưa ra. Vẫn có thể lo được các giấy chứng nhận. Nhưng cái giá hoa hồng mà siêu thị mong muốn cũng thật cao, tới 20%. Tiền cũng bị giữ lâu hơn anh tưởng, kèm theo các chế độ bảo hành đòi hỏi khắt khe hơn. Trung ngẫm nghĩ rồi vẫn đồng ý. Anh cần chỉ là một kênh quảng cáo, để bên cạnh các hãng quạt khác khách hàng cũng biết đến quạt của xí nghiệp mình. Trung cũng chưa nghĩ tới việc gọi điện nhờ vả, anh cảm thấy ngại làm việc đó. Trung đi ra khỏi siêu thị điện máy mà cười khổ. Tính anh ít thích va chạm, cái vụ nhảy vào làm quen rồi nhờ vả anh chưa làm được. Dù sao cũng xong, về chỉ cần chuẩn bị giấy tờ, hoàn thiện các khâu thêm về chế độ bảo hành rồi quay lại làm hợp đồng là được.

Rời khỏi siêu thị thì trời đã gần trưa. Trung không ngơi chân được. Anh lái xe men theo quốc lộ về hướng Tây để qua Vĩnh Phúc. Nơi đây có làng Tề Lỗ chuyên sửa chữa, mổ xe từ xe chuyên dụng, xe công trình đến ô tô… Đi tới quốc lộ vào địa phận Yên Lạc thì Trung thấy xe của Hải đã đứng đợi ở quán nước ven đường. Trung tạt vào làm chén nước rồi cùng Hải vội vã đi tiếp. Trưa hè oi bức, cả hai chỉ làm bát phở lót dạ rồi đi vào làng. Đi qua những cánh đồng thơm mùi cây cỏ, mùi dầu máy, mùi sắt thép, mùi gỉ sét ập vào mũi. Hải đưa Trung tới một vùng toàn máy là máy, đủ tất cả các loại máy.

– Chỗ này rộng bao nhiêu mà toàn máy thế này.

– Còn rộng nữa giám đốc ạ. Khu này mới được mở, vẫn còn nhiều đất trống. Nhưng sớm muộn nơi đây cũng được lấp kín. Đây chính là nơi tôi nói với anh đó.

Trước Hải nói Trung cũng chưa mường tượng ra nhưng giờ anh đã hiểu. Ở đây bao la là các loại xe, những xe hỏng được tân trang lại, sửa chữa. Những xe hỏng nặng thì được mổ ra lấy những thứ còn dùng được, còn lại làm sắt vụn. Trung quay qua Hải, ánh mắt không giấu được vui mừng:

– Kho phụ tùng thay thế anh Hải nói là đây phải không.

– Đúng thế anh ạ. Ở đây người ta cũng có nguồn nhập máy cũ từ Nhật và Úc về. Nếu chúng ta kẹt nguồn có thể tới đây. Nhưng chủ yếu chúng ta cần là phụ tùng, vật liệu thay thế.

Tiếp Trung là chủ xưởng, bác La. Người đàn ông tầm gần 50 này tiếp Trung khá niềm nở. Bên cạnh ông là con trai, Lâm 28 tuổi, cả người đầy mùi dầu mỡ. Bác La đưa tay ra bắt chào Trung. Bàn tay người thợ cả sần sùi với nhiều vết sẹo. Trung đưa tay ra bắt tay bác. Lòng bàn tay bác vẫn còn nhờn mỡ. Trung chỉ thoáng ngạc nhiên rồi nắm chặt lấy tay bác. Anh quay qua bắt lấy tay Lâm không nề hà chút dầu mỡ.

– Cậu là Trung phải không. Xin lỗi tay chân dầu mỡ quá. Rửa rồi mà không hết.

– Làm nghề này mà tay sạch mới lạ. Hôm nay nhờ Hải cháu mới có dịp quen bác. Hôm nay đến làm phiền bác, nhờ bác giúp đỡ.

– Nề hà gì. Vào nhà đi.

Bên trong cũng chỉ là tường gạch lợp tôn qua loa. Bác La đi ra chậu rửa gần đó lấy ra một loại xà phòng đặc biệt rồi rửa tay. Sau đó con trai bác cũng rửa tay. Bác quay qua Trung cười, tiếng cười thật sáng khoái mang âm vang của một con người lao động đúng nghĩa.

– Giám đốc Trung rửa tay đi. Làm nghề này phải rửa bằng xà phòng đặc biệt này mới sạch.

Bác cứ gọi cháu là Trung thôi. Giám đốc gì ở đây. Xí nghiệp cháu còn bé hơn chỗ của bác.

Trung cười, tự nhiên đi ra chậu rửa. Chỉ thoa ít xà phòng mà mỡ nhờn trên tay anh đã như biến mất. Trung thấy bác La nhìn anh ra vẻ hài lòng lắm. Bác đi ra bàn, lôi từ dưới gầm ra một bọc nylon. Bên trong là một hộp gỗ được chạm khắc khá đẹp. bác lấy ấm ra, mở hộp dốc chè ra.

– Chè này của nhà đấy anh Trung ạ. Tự tay tôi sao rồi ướp với sen cũng trong đầm nhà đấy.

Bác La pha trà, hãm trà một cách thong thả. Nhưng Trung có thể thấy sự khác biệt rất lớn giữa một bác La thợ cả và một bác La đang pha trà. Hai trạng thái của cùng một con người làm Trung có đánh giá sâu sắc và cẩn thận hơn về bác. Bác lấy ra một bao thăng long mời Trung.

– Giám đốc dùng tạm. Ở đây toàn dùng Thăng Long, không có vina hay 3 số.

Trung đưa tay từ chối bác. Anh chỉ vào cái ống điếu cày đằng trước.

– Cháu trước có hút nhưng sau bỏ rồi bác ạ. Giờ thi thoảng ngồi cùng anh em thì làm một hơi này thôi bác.

Bác La cất bao thuốc đi, cười ha hả rồi đem điếu cày cho Trung. Ánh mắt bác nheo lại nhìn Trung.

– Cậu gây cho tôi ấn tượng hơi khác điều tôi nghĩ.

– Có gì mà khác hả bác. Cháu vẫn như mọi người thôi.

– Khác, khác nhiều lắm. Tôi đâu phải gặp qua mỗi cậu là giám đốc đâu. Tôi gặp nhiều rồi, riêng cái tỉnh này tôi gặp phải hơn chục ông là giám đốc rồi. Bản thân tôi trước kia cũng là phó giám đốc đấy. Nhưng cái thời cuộc, cái chế độ sử dụng cán bộ này không phù hợp với tôi. Tôi chán bỏ về làm cái này đươc gần chục năm rồi. Cách đây ít lâu tôi cũng tiếp một cậu giám đốc như cậu, giám đốc công ty to hẳn hỏi nhé. Về đây hỏi thuê máy chỗ tôi mà thái độ kênh kiệu, hống hách lắm.

– Cũng tùy người mà bác. Cháu cũng bình thường như mọi người thôi. Quê cháu thì qua sông, cách nhà bác đường chim bay cũng chỉ 30-40km thôi. Cũng từ quê mà đi ra. Mình sống từ bé sao thì lớn lên vậy. Cháu hôm nay không thuê gì của bác nhưng muốn tới tiếp xúc bác, bắt tay làm quen với bác. Xí nghiệp cháu sắp tới nhập khá nhiều máy xúc, có thể cần khá nhiều phụ tùng và các bộ phận máy móc. Nên muốn hôm nay trước là đặt quan hệ cùng xưởng của bác, thứ nữa là đặt mối quan hệ làm ăn lâu dài giữa hai bên.

Bác La nhìn Trung, ánh mắt hấp háy cười.

– Anh Trung có thừa máy không, bên tôi cũng đang cần máy. Anh có thể đẩy bớt máy qua bên tôi không. Tôi sẽ trả với giá rất đẹp.

Trung quay qua Hải rồi nhìn bác cười:

– Cái này…nói thật với bác chúng cháu nhập đều có chứng từ cả. Xí nghiệp cháu còn chưa cổ phần hóa, giấy tờ mà nhập nhèm sau này cháu giám đốc là chết trước đấy. Giờ việc nhập phụ tùng mà giấy tờ bị thanh tra là cũng chết đứng luôn.

Bác La cười ha hả thoải mái, hai tay vỗ vào nhau. Bác nhìn Trung thật sâu, ánh mắt xoáy vào mắt anh.

– Cậu chắc lắm. Nhưng không sao, làm ăn là làm ăn, thuận nhau mới làm được. Bên tôi phụ tùng đúng là giờ vẫn có nhiều. Tôi không hứa trước loại nào cũng có, vì có những loại bên tôi phải dự trữ chiến lược. Tôi bán cho cậu cũng được. Nhưng có những lúc bên tôi cần máy, nếu cậu ứng được cậu phải ưu tiên bên tôi.Thế nào.

Trung trù trừ. Nhưng rồi anh đưa tay ra trước mặt bác.

– Cháu đồng ý.

– Được. Làm ăn phải dứt khoát nhanh gọn.

Bác La định rút tay về nhưng tay Trung nắm chặt tay bác giữ lại. Bác hơi ngạc nhiên chờ đợi Trung.

– Cháu còn một yêu cầu nữa. Bên cháu có nhiều thợ vẫn chưa quen với máy công trình. Cháu có thể nhờ bác cho chúng cháu tham quan học tập thợ bên bác, để học hỏi kinh nghiệm thêm được không. Tất cả ăn ở chúng cháu tự túc, cũng sẽ không làm phiền bên bác đâu.

Bác La nhìn Trung cười, cái nhìn đầy hồn hậu và tán thưởng. Tay bác siết chặt tay anh. Bàn tay còn lại vỗ vỗ vào tay anh:

– Được lắm. Cái đó không thành vấn đề. Nếu anh làm về mảng này thì chúng ta còn quan hệ lâu dài. Giúp các cậu không khó. Lâm nó sẽ phụ trách mảng này. Chúng tôi sẽ dốc túi ra truyền những kinh nghiệm cho bên các anh. Nhưng mong anh giữ nguyên cái tinh thần này khi chúng ta gặp nhau. Có như vậy mối quan hệ này mới bền được.

Trung và bác La bắt chặt tay nhau, khẳng định cho sự hợp tác lâu dài giữa hai bên. Bác La sau đó gọi một tiếng, con dâu bác từ lúc nào đã chuẩn bị xong con vịt luộc còn nóng hổi đem ra. Nồi nước xáo thơm phức với ít cọng hành, mùi. Bác La mời Trung và Hải:

– Chỉ toàn thức ăn nhà trồng, nhà nuôi. Các anh ngồi cùng chúng tôi làm dăm ba chén rượu.

– Ôi, quá trưa rồi mà bác chưa ăn chưa ạ.

– Hà hà…chúng tôi ăn sáng lúc 5h anh có tin không, vì còn phải nhận hàng phế liệu và máy móc từ các nơi đổ về từ đêm. 11h lại ăn tiếp, nghỉ tí rồi làm. Hôm nay hai anh tới đây. Sáng ra chim khách đã hót. Tôi đã dặn con dâu làm sẵn thức nhắm đãi khách. Vào mâm thôi.

Trung và Hải vui vẻ vào ngồi cùng mâm với bác. Bên ngoài nắng chói chang của ngày hè. Ánh mắt Trung lim dim thưởng thức ly rượu đang ngấm vào tận gan ruột. Anh nhìn ra sân rộng nơi những người thợ vẫn đang cần mẫn mổ xẻ con xe tải to đùng. Tương lai dường như vẽ ra trước mắt anh.

error: Content is protected !!