5
Các già làng thường hay tổ chức lễ thắp đèn để tạo không khí.
Hát kịch đèn lồ ng gồm một đoàn ca múa nhạc dân gian, họ dựng sân khấu trong sân để hát, diễn các tiết mục hiếu, múa, biểu diễn nhào lộn…
Quan tài đã để ba ngày, ngày mai sẽ đưa lên núi, vốn dĩ trường hợp của ông nội không phù hợp để tổ chức hát kịch đèn lồ ng, nhưng mấy chị em của ông nội và mấy cô dì đã góp tiền để tổ chức, họ nói muốn tiễn ông nội đoạn đường cuối cùng.
Bên ngoài, Bạch đại sư và những người khác vẫn đang thực hiện nghi lễ, giữa sân đã bắt đầu dựng lên một sân khấu.
Khi trời tối, người ở ngoài tang lễ đông hơn trước, đều là những người đang chuẩn bị xem đèn lồ ng, già trẻ đang ríu rít trò chuyện.
Dù sao cũng không có ai vào trong gian nhà chính nên tôi kê một chiếc ghế dài ngồi giữa cửa, ít nhất không khí trong lành do gió đêm mang lại cũng dễ chịu hơn nhiều so với mùi khói nến và tiền giấy.
Lúc 8 giờ, người dẫn chương trình thử micro, các màn biểu diễn lần lượt khiến khán giả có mặt reo hò.
Tôi nghĩ những thứ đó hơi nhảm nhí không có gì thú vị, nên lấy điện thoại di động ra chơi trò chơi.
Chơi thua mấy ván liền tôi cũng dần mất hứng thú. Tôi cất điện thoại, nhìn ra ngoài nhà, sân khấu vừa nãy đang náo nhiệt bỗng trở nên yên tĩnh, ngay cả tiếng hò reo cũng không còn.
Tôi nhìn những người bên ngoài sân, tất cả đều quay lưng về phía tôi và nhìn về phía sân khấu, tôi không nhìn thấy được biểu cảm của họ.
Nhìn lại sân khấu, ánh đèn chuyển sang màu xanh nhạt, trên đó có vài hình nhân bằng giấy như đang hát hí kịch nhưng không hề có âm thanh.
Tôi nhìn khán đài rồi nhìn mọi người, họ bất động như bị ma ám.
Tôi gọi to:
“Bố! Mẹ! Bạch đại sư!”
Nhưng tôi lại nhìn thấy người giấy trên sân khấu mỉm cười, dưới ánh đèn, vẻ mặt của họ thật đáng sợ.
Tôi đứng dậy đi ra ngoài cửa, dùng cả hai tay nắm lấy tấm cửa, gắng gượng đôi chân đang run rẩy của mình.
Tôi lấy cái xẻng từ sau cánh cửa mà bố định đánh tôi, nắm lấy đầu gậy, chọc nhẹ vào người gần cửa nhất, ông ta quay lại nhìn tôi, vẻ mặt tái nhợt như tờ giấy, đôi mắt trống rỗng, trên mặt không có biểu cảm gì, tôi gọi to:
“Ông chú? Ông chú?”
Vẻ mặt ông ta không có chút thay đổi nào, cứ nhìn chằm chằm vào vị trí của tôi.
Tôi không còn cách nào khác đành phải thu xẻng lại, tựa lưng vào khung cửa và hít một hơi thật sâu, ông chú trông như vừa bị hút hồn.
Tôi nên làm gì? Tôi nên làm gì đây?
Mấy người Bạch đại sư không có ở đây, cũng không có ai ngồi trong sân có thể nghe thấy tiếng của tôi. Tôi nên làm gì bây giờ?
Tôi nhìn vào quan tài, khắp nơi đều bị bôi đầy máu chó đen để xua đuổi tà ma, tôi chạy đến gần quan tài, đưa tay ra và chạm vào nhiều lần cho đến khi tay dính đầy máu.
Tôi đứng ở cửa hét lên: “Bố? Tống Đại Khuê? Bạch đại sư?”
Không ai trả lời tôi, nhưng những người đang xem kịch trên khán đài quay đầu lại nhìn, ai nấy mặt trắng bệch, lạnh lùng nhìn tôi, cứ như thể tôi đang làm phiền họ vậy.
Những hình nhân bằng giấy trên sân khấu càng hát càng vui vẻ, xoay tròn càng ngày càng nhanh, nhưng tôi không thể nghe thấy một âm thanh nào cả.
Đối mặt với rất nhiều người thân và bạn bè, tôi không thể lùi bước, tôi muốn cứu họ.
Tôi bước qua ngưỡng cửa, chợt nghe thấy người giấy trên sân khấu hát một vở hí kịch, một thiếu nữ xinh đẹp, giọng hát như chim hoàng anh truyền đến tai tôi, khiến tôi không khỏi mê mẩn.
Không, không, đây nhất định là một thủ thuật che mắt, tôi lắc đầu nhưng vẫn không thể thoát khỏi, liền lao lên sân khấu, dùng đôi bàn tay dính đầy máu chó đen kéo người phụ nữ đang hát.
Sau khi hét lên, cô ta muốn vùng vẫy để thoát thân, ngay cả khán giả cũng bắt đầu di chuyển, tôi cảm thấy vui mừng trong lòng, cuối cùng họ cũng tỉnh, không uổng công tôi lao ra cứu họ.
Nhưng tại sao chú (con của ông bà-anh em ông nội) lại đến kéo tôi ra? Tôi hét lên:
“Chú, họ là ma. Thứ mọi người đang xem là kịch ma, đừng để bị họ lừa.”
Nhưng mọi người không nghe lời giải thích của tôi, họ lao tới bao vây, muốn tóm lấy tôi, tôi không thể vùng vẫy nên phải ngồi xổm xuống đất ôm đầu, mọi người bắt đầu đá vào người tôi.
Trước khi ngất đi, tôi chỉ thấy cơ thể mình đầy máu, đau quá!
Khi tỉnh lại lần nữa, tôi đã nằm trên sàn nhà trong phòng chính, Bạch đại sư mặt tối sầm.
“Ta đã bảo cháu dù thế nào cũng không được rời khỏi căn nhà này, sao cháu không nghe?”
Tôi kích động ngồi dậy kể lại những gì mình nhìn thấy, Bạch đại sư nghe hồi lâu, nói đó là do tôi bị ảo giác. Sau đó tôi còn đánh diễn viên kịch, bố tôi phải cùng họ đến bệnh viện để kiểm tra.
“Cái gì? Cháu không đánh ai cả, người bị đánh là cháu!”
Tôi xắn tay áo chỉ cho Bạch đại sư chỗ vừa bị đá, nhưng nó vẫn nguyên vẹn, không đau, không đỏ, không xanh tím.
Tôi nhìn khắp người mình, thật sự không có dấu vết bị đá hay bị đánh gì cả, có thật là tôi gặp ảo giác không?
“Ngọn đèn trường sinh không thể để tắt, cháu căn bản không có tuân thủ, gia đình cho cháu đi học, đọc nhiều sách như vậy mà ngay cả thỏa thuận cơ bản nhất cũng không thể tuân thủ.”
Bạch đại sư nhìn tôi chỉ tiếc rèn sắt không thành thép.
“Ngày mai chúng ta lên núi. Tối nay cháu ôm con gà ngồi lên quan tài, nó chưa được c h ô n cất thì không được xuống!”
Nói xong, ông ta gọi hai người đến. Một trong số họ đặt tôi lên quan tài, sau đó anh ta dùng dây gai trói con gà vào quan tài rồi đặt vào tay tôi, sau đó quấn sợi dây buộc quan tài vào quanh eo tôi.
“Tối nay chúng ta sẽ thay phiên nhau canh chừng cháu, nếu cháu dám chống đối thì đừng trách ta.”
Con gà có mùi lạ, ôm vào lòng rất khó chịu, nhưng sau khi nhìn qua vào mặt Bạch đại sư, tôi cố đè nén sự khó chịu trong lòng.
“Bạch đại sư, cháu muốn hỏi ngài một vấn đề, ông nội cháu c h ế t như thế nào?”
Ông ta đang vẽ bùa, vẽ xong mới nói:
“Có một số việc, cháu đừng nên hỏi, cháu chỉ cần biết những điều nên biết là được.”
Hừ, họ giữ bí mật với tôi, nói tất cả vì lợi ích của tôi. Tôi đoán đó chỉ là muốn biến tôi thành vật tế thần.
Con mèo đen đó nói đúng, tôi sẽ tìm cách trốn thoát trong t a n g lễ ngày mai.
Tôi nắm chắc miếng gỗ mun trong túi, không nói lời nào.
Dù sao thì đêm nay khi đám người Bạch đại sư canh giữ tôi, họ cũng sẽ để ý cả ngọn đèn trường sinh, nên tôi trực tiếp ôm con gà nằm trên nắp q u a n t à i ngủ luôn. Canh giữ mấy ngày, người cũng mệt lử rồi.
SPOILT: ẻm chuẩn bị chạy gòi quý zị ơi