Tàu TN chở bọn Tâm đến Đà Nẵng khi trời vào ban trưa. Hơn 30 con người, mệt mỏi vì chuyến đi dài nhất từ trước tới giờ. Tâm dẫn mọi người ra khỏi ga, yên ổn đội hình rồi đi ăn. Cả lũ chiếm hết chỗ của mấy quán ăn. Sau một lúc nghỉ ngơi là chuyến hành quân đi bộ ra đến biển. Ai cũng hào hứng khi đi qua cây cầu Hàn ra biển. Tâm gọi cho cô Sương và chú Tiến trên đường đi. Nó và mọi người đến nơi thì chú Tiến đã ở chân công trình đợi nó. Chú vẫn vậy, già già, sương gió.
– Toàn đội hình của cháu đây phải không.
– Vâng chú ạ. Giờ nghỉ chút rồi cháu phải sắp xếp ăn ở.
– Ừ, cái đó quan trong đó. Công trình đằng kia của chú sắp xong. Chú đã bảo anh em bên đó nhượng cho ít cốt pha với bạt, thiếu đâu mua thêm. Xe máy chú đã theo lời cháu bảo, mua 2 chiếc xe cũ cho cháu để đằng kia cùng đống cốt pha đó.
– Vâng cháu cảm ơn chú. Chú đợi cháu tí, cháu sắp xếp xong rồi cùng chú đi gặp cô Sương.
– Ừ, chú ra công trình xem. Có gì cứ ra đó.
Tâm nhanh chóng gọi mấy chú già ra dặn dò chuẩn bị mọi thứ. Đợi nó về rồi sẽ đi mua gạo, nồi niêu và thức ăn. Rồi Tâm ngồi sau xe chú vào thành phố. Chú dẫn nó tới một tòa nhà 2 tầng cổ cổ, có gắn biển tên công ty TNHH Thảo Nguyên. Cô Sương đón nó bằng nụ cười tươi rói. Cả 3 ngồi bàn bạc về ngày khởi công, các chuyện cần làm…. Tâm ngồi nói chuyện, nó chợt nhận ra ánh mắt chú Tiến khi nhìn cô, đầy ân cần và dịu dàng. Nó chợt nhận ra điều gì đó. Bàn việc xong thì đã gần 5h, cô Sương muốn chiêu đãi nó nhưng Tâm từ chối. Nó phải lo ăn ở cho mọi người đã.
Tâm về đến nơi thì lán trại đã được dựng sơ sơ. Gạo thịt cũng được mọi người mua xong. Xoan và 2 người con gái khác đang chổng mông nấu cơm, bọn thanh niên thì đang hò reo nô đùa ở bãi biển. Hóa ra mọi việc cũng không ghê gớm như nó sợ ban đầu. Tâm ngồi nhìn bãi biển, vậy là nó đã và sẽ ở đây một thời gian dài.
Nhóm thợ chỉ được nghỉ 2 ngày trước khi khởi công. Tâm phân công luôn có một nhóm ở lại lán trại trông đồ đạc. Ngay từ hôm sau, cát sỏi gạch đá rồi máy xúc các kiểu dần được cô Sương tập kết, Tâm chỉ phải kiểm kê, ký nhận bàn giao. Mọi người có 2 ngày nghỉ, đưa nhau đi khắp Đà Nẵng. Không khí vui vẻ, bàn tán sôi nổi. Có vẻ mọi người cũng đã quen với hoàn cảnh mới, không còn vẻ lo âu như ban đầu.
Rồi ngày khởi công đến, cô Sương lôi cả Thảo Nguyên đến từ sớm làm lễ cúng. Cô nàng có vẻ không thích lắm nhưng không dám cãi mẹ. Cô nàng ngồi trên một cái ống cống to ngắm trời đất. Một chiếc xe Camry chờ tới. Xuống xe là một người đàn ông trung niên, hơi rám đen vì nắng nhưng đầy phong độ, trông như một quan chức. Người đàn ông lại chỗ cô Sương, mặt cười cười:
– Hôm nay khởi công sao không gọi anh. Hai mẹ con đều đến cơ à.
– Anh đến đây làm gì. Anh đến rồi mụ la sát nhà anh đến, sới tung lên thì tôi còn làm lễ cúng gì nữa.
– Làm gì có chuyện đó. Có cần gì nữa không để anh giúp.
– Thôi khỏi, tôi đang đợi đến giờ thôi.
Cô Sương mặt lạnh trả lời người đàn ông. Người đàn ông cười hơi gượng, quay qua chỗ Thảo Nguyên:
– Thảo Nguyên, lại đây với ba.
– Thôi, con ngồi đây mát rồi. Ba cứ nói chuyện với mẹ đi.
– Con bé này….
Người đàn ông bèn quay qua chỗ nó. Không đợi ông ta chào trước, chú Tiến giơ tay ra bắt trước:
– Chào anh Hùng, anh biết tin rành quá nhỉ.
– Có gì đâu. Vợ con mình mà, không để tâm sao được.
– Anh nói vậy thế bà vợ ở nhà thì tính sao.
– À… chuyện nào đi chuyện đó… ai cũng là người thân của tôi cả… haha..
Ông ta cười to, không hề có chút gượng gạo. Ông quay sang bắt tay Tâm:
– Vậy cậu là cậu Tâm, cai xây khách sạn cho vợ tôi phải không.
– Cháu chào chú, cháu là Tâm ạ. Tâm lịch sự hơi cúi người bắt tay ông Hùng. Bàn tay ông ta không to hơn Tâm, nhưng ông hơi siết tay thật chặt. Có lẽ với người khác sẽ đau, nhưng với Tâm thì chả có vấn đề gì, chỉ là một cái bắt tay mà thôi.
– Ừ, cháu còn trẻ mà làm được thế này là khá đó. Tất nhiên là cô Sương cũng giúp cháu nhiều. Hồi đầu chú đề nghị nhà thầu vừa làm khách sạn ở Huế làm mà cô Sương nhất quyết cháu làm đó. Nhưng làm phải cẩn thân nghe. Có vấn đề gì có thể nhờ chú, chú sẽ giải quyết cho.
– Vâng, cháu cảm ơn chú.
Ông Hùng ngó nghiêng các thứ, rồi đứng cạnh cô Sương. Cô mặt nhăn nhó, đuổi ông Hùng đi nhưng ông ta cứ nhăn nhở cười, còn vòng tay ôm chặt cô, mặc cô dãy dụa. Tâm thấy mặt chú Tiến đanh lại, 2 bàn tay chú siết chặt. Chú có vẻ giận, mặt đá hơi tái xanh. Thật may giờ làm lễ khởi công đã đến. Cô Sượng mặc kệ ông Hùng, đi làm lễ. Ông Hùng theo sau, đứng ngay cạnh cô, cũng khấn vái như đúng rồi. Tâm và mọi người cũng làm lễ, cầu mong mọi việc thuận lợi. Buổi lễ kết thúc, ông Hùng ra thầm thì với Thảo Nguyên mấy câu rồi ra về. Cô Sương như trút được gánh nợ, mặt cô đầy mệt mỏi. Tâm thấy chú Tiến mắt đượm buồn, chú cứ đứng nhìn bờ biển, không biết nghĩ gì. Cô Sương phân phát đồ lễ cho cánh thợ của Tâm, cô chợt thấy chú Tiến. Cô lại gần, đặt bàn tay nhỏ nhắn lên vai chú TIến:
– Anh có sao không.
– À.. em xong rồi à… anh không sao… anh ngắm biển chút thôi.
– Anh ngắm bao năm chưa chán à.
– Anh sẽ chán khi anh được ngắm ai đó hàng ngày.
– Ngày đó xa xôi lắm anh.
– Anh sẽ đợi.
Cô chợt mỉm cười, nụ cười của cô mang theo cả giọt nước mắt khẽ lăn trên gò má. Chú Tiến khẽ nắm bàn tay nhỏ bé của cô, rồi chú lau nhẹ giọt nước mắt trên má cô. Ánh mắt chú tràn đầy yêu thương khi nhìn cô. Cô Sương chợt bỏ tay chú ra khỏi má mình, quay đi. Tâm cũng biết ý quay luôn chỗ khác. Nó thấy Thảo Nguyên vẫn cầm cái xẻng vu vơ nghịch cát, chả quan tâm gì.
Buổi lễ kết thúc, máy xúc các kiểu tiến vào múc đất làm móng. Do có tầng hầm lên móng khá sâu. Cả 2 ngày liền sau đó toàn máy múc làm là chính. Sau đó mới đến nhóm Tâm xây móng, đan sắt làm móng. Mấy việc này dù nó đã có bản vẽ, chú Khá nó cũng chỉ cho nó nhiều. Nhưng khi làm cũng hơi rối, thợ hỏi nhiều. Cũng may có chú Tiến ở đó. Chú có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng nói cũng tốt. CHú giải thích cánh thợ còn hiểu nhanh hơn Tâm chỉ.
Cô Sương thuê Tâm để xây khách sạn cho cô, nhưng Tâm chỉ như chân chạy việc của chú Tiến. Chú rất cẩn thận, khâu nào chú cũng quan sát kỹ, thấy chỗ nào không ổn chú bảo ngay. Tâm và mấy bác thợ già phục chú sát đất. Có lẽ chả có giám sát nào như chú, vì chú đang làm việc như chăm sóc đứa con tinh thần của mình. Cứ mỗi ngày trôi qua, chú lại đứng nhìn thành quả của một ngày. Móng đổ cũng xong, vì có xe chở bê tông. Xây xong hết tầng hầm và tầng 1 thì bắt đầu giai đoạn khó khăn. Trời bắt đầu mưa nhiều, việc thi công khó khăn hơn. Chú Tiến vẫn đội mưa đi khắp quanh khu đất, chỉ bảo, càm ràm, yêu cầu thợ làm tỉ mỉ. Đến cánh thợ đi ống nước và thợ điện còn bị chú chỉnh tới chỉnh lui. Làm việc với chú dưới trời mưa như hành xác. Vì mưa to chú mới cho nghỉ, mưa nhỏ là phải làm, thậm chí tối còn phải thắp đền làm bù, cho kịp tiến độ. Ai cũng mệt mỏi, nhưng đều động viên nhau. Vì chỉ qua hơn nửa tháng, ai cũng có thêm nhiều hiểu biết nhờ chú, những kinh nghiệm có khi đi xây chục năm cũng không biết được.
Trời đã vào tháng 12, những chớm lạnh từ miền Bắc bắt đầu ảnh hưởng rõ rệt đến nơi đây. Vậy là Tâm đã ở đây gần 3 tháng. Đợt này mưa to, lại vừa đổ trần xong, chú cho mọi người nghỉ 2 hôm vì chú có việc bận. Chú bảo không có chú ở đó, chú không yên tâm chất lượng công trình. Tâm gãi đầu cười cười, nó như đi làm thuê cho chú.
Tâm ngồi trong lều ngắm mưa, ngắm biển. Nó nhớ nhà, nhớ mẹ, nhớ Cẩm, nhớ cả thím Lan, cả thằng Tính, cái Liên. Dù mẹ và Cẩm vẫn hay gọi điện cho nó, kể cả thím và chú nó. Cái Liên thì cứ 2-3 hôm lại gọi, chỉ để nói bang quơ vài câu chữ. Nó nhớ cả… An. Đã lâu rồi nó không gọi được cho An. Cuộc gọi không có ai bắt máy. Dù nó biết nó và An sẽ không có gì cả, nhưng nó vẫn muốn quan tâm đến An. Ngồi rỗi một mình, Tâm chợt nảy ra ý muốn đến thăm An. Từ đây lên Kon Tum có vẻ không xa lắm, có xe khách thì phải. Tâm bật dậy, nó kéo thằng Tú, mặc áo mưa phi xe ra bến xe. May quá, 1h nữa có một chuyến đi lên Kotum. Tâm dặn dò thằng Tú rồi ở lại bến xe.
Xe đến, nó leo lên xe, nó có chút háo hức vì sắp được gặp An. Mất gần 7h nó mới lên đến Kotum. Lại bắt xe, rồi bắt xe ôm… nó đến được xã nơi An ở. Tâm hỏi đường, cũng hơi khó vì trời đã hơi tối. Cũng may, nó được 1 chú đang cưỡi công nông. Nhà chú gần rẫy nhà An.
– Cháu là bà con với nhà ông Mẫn à ( Mẫn là bố An )
– Dạ, cháu trước là hàng xóm thôi.
– Thế cháu lên đây kiếm ăn hay làm gì.
– Dạ không. Cháu đang làm việc ở Đà Nẵng, cháu lên đây chơi thôi.
– À thế à, làm việc dưới đó là ngon rồi, chứ lên đây kiếm ăn mệt lắm. Cháu mà lên sớm mấy tháng, là dự tiệc cưới rồi.
– Cưới ai hả chú? Tâm chợt có linh cảm xấu.
– Cưới con An, con gái ông Mẫn chứ đâu. Đám cưới vui lắm, to nhất xã. Nhà chú rể giàu lắm, có cái rẫy to nhất Đak Hà đó.
Tâm nghe xong mà choáng váng. Nó lên đây thăm An, mà giờ An đã đi lấy chồng. An cũng không nói gì với nó cả.
– Cháu nhớ hình như con gái chú Mẫn tên là An phải không ạ. Con gái chú ý còn nhỏ tuổi mà chú.
– Đúng cái An rồi. Nhỏ gì, nó 19 hơn rồi. Tuổi đó ở đây đẻ con còn được rồi.
– Con gái chú ý hình như học giỏi mà. Chú ý còn định cho con học đại học, sao lại lấy chồng sớm thế chú.
– Ừ đúng rồi, con bé đó học giỏi nhất xã đó. Mà khổ, cha nó bị xơ gan, khả năng bị ung thư cao. Nhà nó chạy chữa cả năm, không ăn thua. Con An nó ưng thằng đó vì nhà nó giàu đó, nó cho tiền ông Mẫn chạy chữa đó.
Tâm thẫn thờ, mặc kệ chú công nông kể. Nó như mất hồn, cái đích sắp đến bỗng thành hư vô. Mãi đến khi chú công nông vỗ vai bảo đến nơi, nó mới chợt tỉnh. Tâm bần thần nhìn đồi núi phía trước, nhà An ở đó. Nhưng không có An, nó vào làm gì. Tâm cứ đứng đó mãi, khi mặt trời dần khuất. Nó không biết nên làm sao, đi vào hay đi về. Trời cũng tối, có khi nó phải ngủ ngoài trời đêm nay rồi. Nhưng đi vào thì lý do là gì, An cũng đi rồi.
Tâm mải ngẩn ngơ, không để ý hai người đang đi tới. Khi nó chợt nhận ra thì đã muộn. Ánh đèn pin chiếu làm nó hơi lóa, nhưng nó vẫn nhận ra thằng Thắng em An và… mẹ nàng.
– Cháu là … Tâm phải không.
– Vâng, cháu là Tâm. Cô có phải cô Hạnh vợ chú Mẫn không.
– Ừ cô đây. Mấy năm trước về quê cô cũng thoáng nhìn thấy cháu, mà giờ cháu còn khác hơn lúc đó.
– Cháu vẫn vậy mà cô, chắc do cao và đen hơn.
– Cháu vào nhà nhé, tối rồi.
– Cháu….
– Vào nhà đi, vào nhà nói chuyện.
Tâm lững thững đi theo sau lưng cô vào nhà. Nhà cô là nhà cấp 4, mái lợp tôn. Bên hông là cái bếp và nhà tắm. Tâm bước vào nhà, phía trước là bộ bàn trà phòng khách, kế là cái tủ kiêm bàn thờ. Trên bàn thờ là ảnh ông nội của An. Căn nhà cứ dài hun hút theo hình ống, chia làm 3 phòng dọc theo cái hành lang hẹp. Một người đàn ông tóc điểm bạc, khập khiễng đi ra từ phía sau bàn thờ. Đó là chú Thiện bố An. Nhìn ông ai nghĩ người đàn ông này hơn 40 chứ, mà phải là 50-60. Chú nhìn Tâm cười, hơi ái ngại. Chú lắc lắc đầu rồi ngồi xuống ghế. Cô Hạnh đỡ chú ngồi xuống.
– Cháu ngồi đi Tâm.
– Vâng ạ.
– Cháu lên đây từ sáng à.
– Không, cháu bắt xe từ Đà Nẵng ban sáng. Tìm đến được xã mình tầm 4h chiều.
– Ừ, lúc cô nhận được tin nhắn của cháu là 4h21. Cô bảo thằng Thắng đứng trông cửa xem cháu đến chưa.
– Cháu xin lỗi. Cháu lên chơi mà đường đột quá.
– Có gì đâu. Lâu lắm mới gặp người cùng quê. Chú vui lắm. Chú Thiện thều thào nói.
– Cháu nghe bảo chú bị ốm. Thế là chú bị sơ gan hay như thế nào ạ.
– Chú… khụ…khụ khụ….
– Thôi, anh để em nói cho. Cô đưa chú chén nước rồi cô nhìn nó hồi lâu. Cô thở dài một tiếng rồi nói:
– Chuyện của cháu và An cô cũng loáng thoáng biết. Thi thoảng cô cũng đọc được tin nhắn mà con An nó quên chưa xóa. Cô cũng nghĩ hai đứa trong sáng, mà sau 2 đứa có gì thì cô cũng không cấm cản. Cháu từ bé đã rất ngoan, cô biết. Sau cháu lên HN giúp đỡ gia đình cô cũng biết. Cô cũng mong 2 đứa có thể…. Nhưng trời chả chiều người. Chú Thiện bố cái An tự dưng bị xơ gan. Người ta bảo chú uống rượu nhiều, cô cũng không biết có đúng không. Vì có ông Bê gần đây suốt ngày uống rượu, mà chả thấy ông ý xơ gan gì cả. Cả nhà từ đó lieu xiêu vì chú không lao động được mấy, cô phải đi làm là chính. Từ đầu năm nay chú chuyển thành ung thư gan. Gia đình có mỗi mấy sào đất rẫy, nếu bán đi cũng chỉ được một thời gian là hết. Cô có về quê định bán cái nhà đi, nhưng giấy tờ phức tạp, mấy cô chú cái An cũng không đồng ý, nên cô lại thôi. Tiền trong nhà dần hết, cứ phải vay mượn mà không trả được. Cái An cũng phải đi làm thêm ở tiệm cà phê. Một lần chồng bây giờ của nó đến quán đó bàn chuyện, thấy nó nên ưng. Nó không ưng, chắc nó vẫn đợi cháu. Nhưng nhà chả có gì, để cứu bố nên nó phải lấy người ta. Cũng mới đây thôi, 2 tháng hơn. Trước khi cưới, nó có kể hết cho cô về cháu. Nó còn nói muốn đỗ đại học sư phạm, xuống Hà Nội học để được gần cháu. Nó bảo từ hồi bé nó đã thích cháu, nhưng từ tết năm đó đến giờ, nó càng không quên được cháu. Nó mong cô không nghe điện thoại của cháu, để cháu lãng quên nó. Không ngờ chiều nay cô thấy cháu nhắn đang ở đây rồi. Thôi thì cũng giải thích cho cháu một tiếng. Hai đứa có duyên mà không có phận….
Cô vừa nói, nước mắt cô cứ lã chã rơi. Chú cũng không nhịn được, 2 tay bưng mặt tu tu khóc. Thằng Thắng cũng đi ra ngoài không thấy đâu. Tâm ngồi bần thần, trái tim nó cảm thấy đau đớn quá. Nó ở ngoài đó vui vẻ, hết người đàn bà này đến người đàn bà khác. Trong khi An vẫn nghĩ nó chỉ có mình An. An cố đợi nó đến khi không thể đợi được nữa. Nó đôi lần muốn hỏi chỗ của An, nhưng lời định cất lên lại nuốt lại. Tâm ngồi đó không để ý cô đã xuống dọn cơm lên. Bữa cơm đạm bạc chỉ có đĩa rau rừng nó không biết tên, bát nước chấm, đĩa trứng tráng và 2 con cá nhỏ. Thằng Thắng đi đâu không về ăn cơm. Cô bảo mặc kệ nó. Cô và chú tiếp thức ăn nhưng nó ăn có một bát rồi xin phép. Nó bảo khi đến đây vừa ăn gói xôi, giờ cũng không muốn ăn. Không ai ép nó cả, có lẽ mọi người đều biết nó không muốn ăn.